SỞ TƯ PHÁP TỔ CHỨC TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI NĂM 2025 TẠI HUYỆN SƠN HÀ
Thực hiện các kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh: Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 20/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 04/4/2023 về triển khai Đề án Truyền thông quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 (viết tắt là Đề án); trên cơ sở Kế hoạch số 41/KH-STP ngày 13/4/2024 của Sở Tư pháp về triển khai thực hiện Đề án và Chương trình công tác năm 2025, sáng ngày 24/4/2025 Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng UBND huyện Sơn Hà tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền con người năm 2025 tại hội trường UBND huyện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Chí Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã nêu tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác truyền thông về quyền con người hiện nay, đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác truyền thông về quyền con người, những mục tiêu cụ thể cần hướng tới của công tác này. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích bồi dưỡng, nâng cao nhận thức pháp luật về quyền con người, cập nhật chủ trương, chính sách mới trong lĩnh vực quyền con người; triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu tại Đề án; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung về quyền con người và pháp luật Việt Nam về quyền con người đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tăng cường tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền con người cho đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Ngọc - Trưởng phòng PBGDPL tỉnh, Báo cáo viên cấp tỉnh đã giới thiệu những nội dung chính về quyền con người, như khái niệm, lịch sử hình thành, các thế hệ quyền con người, nội dung một số quyền cơ bản của con người như quyền dân tộc tự quyết, quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục, quyền kết hôn và lập gia đình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo...., sự gia nhập các công ước về quyền con người của Việt Nam, các quyền con người được nội luật hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật quốc gia. Qua các ví dụ minh họa thực tế, hình ảnh liên tưởng sinh động và các số liệu thống kê cụ thể, giảng viên đã giúp người học có được kiến thức đầy đủ, khách quan về quyền con người.
Hội nghị đã thông tin đến các đại biểu những kiến thức pháp luật mới về quyền con người, góp phần tăng cường truyền thông về quyền con người qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của các đại biểu về các quyền con người; các đại biểu sẽ tiếp tục thực hiện việc quán triệt, phổ biến pháp luật về quyền con người đến các cấp cơ sở, đưa nội dung về quyền con người được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, các thành tựu Việt Nam đạt được trong công tác nhân quyền, hạn chế và bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về quyền con người ở Việt Nam./.
Trần Đạt